Cẩm nang du lịch

2 món không thể thiếu trong cỗ Tết miền Nam

Đó là những món ăn mà hầu như ngày Tết nhà nào cũng có.
Nếu như trong mâm cỗ Tết của người miền Bắc không thể thiếu bánh chưng, thịt gà, xôi đỗ… thì với người miền Nam, hai món canh khổ qua dồn thịt và thịt khi hột vịt nước dừa cũng vô cùng quan trọng không kém.
Mỗi một món ăn thờ cúng của người miền Nam đều có những ý nghĩa rất riêng biệt. Ngay cả hoa quả thờ cũng vậy. Theo nhiều người chia sẻ, khác với người Bắc là gia đình người miền Nam thường kiêng kỵ thờ quả có tên mang ý nghĩa xấu nên mâm trái cây của họ không có chuối (vì âm chuối đọc như “chui nhủi”, ngụ ý thất bại), cam (“quýt làm cam chịu”), lê (“lê lết”), táo (người Nam gọi là “bom”), lựu (“lựu đạn”) và không có cả sầu riêng, dù người Nam bình thường rất thích ăn sầu riêng, và không chọn trái có vị đắng, cay.
Đó là lý do tại sao người Miền Nam lại lựa chọn món canh khổ qua để làm món ăn không thể thiếu trong ngày Tết. Theo quan niệm của họ, “khổ qua” là món ăn để mong ước sự cơ cực qua đi cho năm mới tốt đẹp hơn. Xong, đây cũng là món ăn rất mát, có thể giúp bạn giải ngán trong những Tết ăn nhiều chất đạm như thế này.
Người miền Bắc cũng có món khổ qua dồn thịt (mướp đắng nhồi thịt) tuy nhiên ít khi họ chế biến thành canh. Hãy thử trải nghiệm văn hóa ẩm thực đầy chất tâm linh của người miền Nam qua món khổ qua dồn thịt này nhé!

Canh khổ qua dồn thịt

Nguyên liệu:

– 1kg khổ qua (lựa trái ngắn, nở gai to)
– 300g thịt nạc dăm
– 1 lòng trắng trứng
– 1g nấm mèo khô (mộc nhĩ)
– 1/2 kg xương
– 100g cá thác lác
– 5 tép hành lá, ngò, tiêu, muối, bột ngọt

– 5 củ hành tím, ớt, nước mắm


Theo quan niệm của người miền Nam, “khổ qua” là món ăn để mong ước sự cơ cực qua đi cho năm mới tốt đẹp hơn (Ảnh: Internet)

Cách làm:

– Khổ qua: Dùng dao rạch 1 đường ở giữa không bị đứt hết trái, móc hột bỏ ra rửa sạch để ráo.
– Thịt: Rửa sạch, bằm hoặc xay nhuyễn ướp chút tiêu, muối, bột ngọt, hành lá lấy phần trắng.
– Cá: nêm chút muối, tiêu, bột ngọt, dầu ăn quết cho dai.
– Hành lá: Rửa sạch, cắt ngắn 2cm phần trắng giã nhuyễn cho vào thịt cá..
– Củ hành: Bóc vỏ bằm nhuyễn, phi với dầu ăn cho vàng thơm.
– Ớt: Bỏ hột thái xéo mỏng.
– Xương: Rửa với nước muối xả sạch, chặt nhỏ hầm lấy 2 lít nước dùng.
– Khổ qua cắt làm đôi, dùng mũi dao nhỏ khoét bỏ phần hột, rửa sạch, để ráo nước.
– Trộn chung thịt, cá, nấm mèo, 1 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, củ hành, hành lá lấy phần trắng.
– Nêm lại vừa ăn, dồn nhân này vào trái khổ qua.
– Nấu sôi nước dùng trở lại cho khổ qua vào hầm lửa riu riu vớt bọt để nước được trong.
– Khi tất cả chín nêm lại vừa ăn (tiêu, muối, bột ngọt, nước mắm) nhấc xuống.
– Múc canh ra tô, rắc thêm tiêu, hành lá và ngò.
– Ăn nóng với chén nước mắm nguyên chất + ớt thái khoanh.

Lưu ý, có thể tăng hoặc giảm thịt và nguyên liệu bằng cách so sách với lượng ruột khổ qua. Lượng ruột bao nhiêu thì lượng nguyên liệu nhồi vaò tương đương là vừa khéo.

Để xem khổ qua nhồi thịt chín chưa, bạn có thể thử bằng cách châm vào một que tre nhỏ, thanh xuyên qua trái dễ dàng là được.

Thịt kho hột vịt nước dừa (thịt kho tàu)

Trong những ngày đầu năm mới, ở miền Nam nhà ai cũng chuẩn bị một nồi thịt kho tàu để đón Tết. Món ăn là sự kết hợp giữa những khúc thịt ba rọi, hột vịt luộc trong cái vị hơi ngọt và béo của nước dừa tươi.

Thịt kho tàu có thể ăn được với nhiều món như củ kiệu, dưa giá, dưa cải chua nhưng ngon nhất là ăn kèm với dưa giá. Cái vị chua chua mặn mặn của dưa giá hòa quyện trong vị ngọt, bùi và hơi béo của thịt kho làm mất đi cảm giác ngấy và đem lại món ăn ngon miệng trong những ngày đầu năm mới.

Nguyên liệu:

– Thịt bắp đùi heo: 3 kg
– Trứng vịt: 15 quả
– Hành ta: 4 củ
– Dừa xiêm: 4 quả

– 1 củ tỏi, 5 quả ớt


Thịt kho tàu có thể ăn được với nhiều món như củ kiệu, dưa giá, dưa cải chua nhưng ngon nhất là ăn kèm với dưa giá (Ảnh: Internet)

Cách làm:

– Thịt cạo rửa sạch, để ráo nước, thái miếng to.
– Ướp gia vị vào thịt (4 thìa cà phê đường, 3,5 thìa cà phê muối, 3 thìa cà phê mì chính, 1/8 thìa cà phê ngũ vị hương, hành tỏi giã nhuyễn), để hai giờ cho thấm.
– Xào thịt cho săn lại. Cho 1/2 thìa cà phê nước màu, 1 bát ăn cơm nước mắm (200g). Khi nước mắm và thịt sôi lên, đổ nước dừa vào nồi.
– Trứng vịt luộc chín bóc vỏ, cho vào nồi. Thả ớt vào kho chung.
– Đun nhỏ lửa, hớt bọt cho đến khi thật mềm là được.

(Tổng hợp)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *