Cẩm nang du lịch

Một số chú ý lúc du lịch ở nơi có khủng bố

Vụ nổ bom tại trung tâm thủ đô Bangkok (Thái Lan) đã khiến không ít du khách Việt băn khoăn lo lắng, bởi thời điểm này có khá đa số người Việt Nam đang du lịch dịp hè tại xứ sở chùa Vàng.

Trước thông tin về vụ nổ bom liên tiếp gây ra thương vong lớn vừa rồi, không ít du khách đứng ngồi không yên và quyết định hủy tour, trong khi còn một bộ phận người Việt khác còn đang lo lắng nằm trong các khách sạn ở Thái Lan chờ tới ngày về.

Dưới đây là một số lưu ý dành cho khách du lịch để giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp rắc rối với các tình huống không may:

Phòng tránh

Không tụ tập ở những nơi đông người

Đám đông là "miếng mồi" béo bở nhất với những nhóm khủng bố khi có thể gây nên mức sát thương cao, tầm ảnh hưởng lớn. Ngay cả khi không gặp phải cuộc khủng bố thì việc chen lấn xô đẩy trong đám đông cũng tiềm ẩn không hề ít nguy hiểm cho du khách như bị giẫm đạp, hỗn loạn, lạc mất người thân, mất đồ đạc. Chính vì như vậy, bạn nên hạn chế tối đa tới những nơi này.

Tham khảo thêm: tour Thái Lan Tết 2018 của công ty Đất Việt Tour tại đây, hoặc liên hệ 1800 6700 để được tư vấn miễn phí về các tour du lịch bạn nhé.

Đến Erawan gần trung tâm thương mại Central World là nơi xảy ra vụ việc thương tâm tối 17/8. Ảnh: Reuters

Hạn chế tới những địa điểm mang tính chất tôn giáo

Việc này không có gì là sai trái, mặc dù vậy những địa điểm này được coi là nhạy cảm, đặc biệt là với các đất nước có sự mâu thuẫn lớn giữa các sắc tộc, tôn giáo, chính vì như vậy, nếu có ghé qua để tham quan bạn cũng nên tranh thủ thời gian và nên tránh lại gần những người có dấu hiệu khả nghi.

Không cầm hộ đồ cho người lạ

Đây là lời khuyên luôn được nhắc nhở khi đến nhà ga, sân bay, địa điểm đông người. Vấn đề này có thể mang về cho bạn những rắc rối lớn nếu các món đồ đó nằm trong diện tình nghi là đồ trộm cắp hay tệ hơn là nghi vấn tang vật khủng bố.

Luôn mang theo bản sao giấy tờ tùy thân

Không nên mang theo bản gốc tới chỗ đông người do nguy cơ bị trộm cắp hoặc thất lạc. Mặc dù vậy, một bản sao sẽ khiến chính quyền sở tại biết bạn là ai nếu bạn không may nằm trong số những người bị thương. Trong đó, quan trọng nhất là hộ chiếu, số điện thoại của người thân để liên lạc.

Giữ phương tiện liên lạc với những người trong đoàn

Ngay cả khi đi cùng một đoàn đông thì bạn cũng nên mua sim để liên lạc với nhau trong những tình huống xấu. Khi bạo động xảy ra, mỗi người theo bản năng sẽ tự tìm đến nơi an toàn gần nhất để ẩn náu nên việc lạc nhau rất dễ xảy ra. Ngoài việc mua sim thì bạn cũng nên mang theo sạc dự phòng hoặc dây sạc đối với điện thoại.

Lưu số điện thoại Đại sứ quán

Trước chuyến đi, ai cũng nghĩ việc này là thừa nhưng đến khi gặp sự cố thì bạn mới thực sự hiểu được ý nghĩa của việc này, nhất là với những du khách không nói được tiếng Anh thì sự trợ giúp từ Đại sứ quán đúng là "chết đuối vớ được cọc".

Cảnh sát phong tỏa hiện trường vụ khủng bố. Ảnh: Hương Nguyễn

Xử lý khi khủng bố xảy ra

Giữ bình tĩnh

Các vụ nổ bom xảy ra trong thời gian rất nhanh khi bạn còn chưa kịp ý thức chuyện gì đang xảy ra. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào như bị thương, hay bị lạc người thân hay bị khống chế thì bạn nên cố gắng giữ bình tĩnh tối đa. Việc này sẽ giúp bạn sáng suốt để biết mình nên làm gì và kêu gọi trợ giúp thế nào.

Di chuyển ra khỏi khu vực đó thật nhanh

Cần mau lẹ ra khỏi vùng khủng bố nhanh nhất có thể. Bạn nên cúi thấp người để tránh các dị vật văng phải, dìu bạn bè hoặc người thân bên cạnh di chuyển ra khỏi đó ngay lập tức, không nên tò mò nán lại bởi rất có thể xảy ra các vụ khủng bố tiếp theo.

Nên tìm những tòa nhà kiên cố để ẩn náu, có dấu hiệu được đảm bảo an toàn bởi lực lượng bảo vệ, cảnh sát. Nếu giao thông thuận tiện thì bạn hãy tìm cách để về khách sạn ngay lập tức.

Cầu cứu khi bị thương

Nếu không may bị thương, bạn nên bình tĩnh, tìm đến sự trợ giúp của cảnh sát và nhân viên y tế gần nhất bằng các dấu hiệu xin giúp đỡ bằng tiếng Anh. Hãy yên tâm rằng, họ sẽ xuất hiện rất nhanh để bảo vệ bạn.

Trong tình huống không có số điện thoại của Đại sứ quán thì bạn có thể tận dụng mạng xã hội làm cầu nối, đăng tải nội dung thông báo tình trạng của bản thân và nhờ người ở nhà kết nối với cơ quan bảo vệ người VN ở nước ngoài, thuộc Bộ Ngoại giao.

Theo ngoisao.net

Xem thêm >>> du lịch Thái Lan 5N4Đ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *